Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0984.93.73.13

Hotline - 0984.93.73.13

CAMERA ĐO NHIỆT

Tìm kiếm sản phẩm

Sản phẩm mới

Sản phẩm nổi bật

THIẾT BỊ TRUYỀN HÌNH CÁP

MÁY HIỆN SÓNG

Tin tức viễn thông

Fanpage Facebook

Liên kết website

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

Hướng dẫn cài đặt thông số máy đo OTDR

I. Máy đo OTDR của EXFO

- Máy đo OTDR nổi tiếng trong ngành của EXFO cung cấp các phép đo chính xác cao để dễ dàng xác định đặc điểm và xác nhận các liên kết sợi quang. Chúng được thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn và dễ sử dụng tại hiện trường. Với iOLM, bạn có thể tận dụng toàn bộ tiềm năng của OTDR về trí thông minh và tự động hóa. iOLM phân tích dữ liệu đo kiểm quang trong khi đơn giản hóa chẩn đoán cho liên kết được đo kiểm. Chỉ với một nút nhấn, bất kỳ kỹ thuật viên nào - bất kể kinh nghiệm - đều có thể đo kiểm sợi ngay lần đầu.

Máy đo OTDR EXFO

- Với nhiều cấu hình singlemode và multimode có sẵn ở một số  bước sóng, máy đo OTDR của EXFO có định dạng cầm tay hoặc mô-đun.

- Sự đổi mới là trọng tâm của EXFO và iOLM là một ví dụ điển hình về giải pháp thay đổi trong OTDR. iOLM  cho phép bạn tận dụng toàn bộ sức mạnh của OTDR, đưa tự động hóa lên một tầm cao mới - và cho phép ngay cả kỹ thuật viên chưa được đào tạo cũng có thể trở thành chuyên gia đo kiểm nhanh chóng.

II. Thiết lập thông số đối với máy đo OTDR của EXFO

- Giao diện khi bắt đầu sử dụng máy đo OTDR

Máy đo OTDR

- Khi ấn vào biểu tượng OTDR trên màn hình, thiết bị sẽ chuyển sang màn hình cho đo kiểm OTDR. Tại đây ta có thể dễ dàng thiết lập các thông số cho đo kiểm OTDR.

Bài đo OTDR

- Nếu người sử dụng lựa chọn chế độ đo kiểm tự động, việc đo kiểm sẽ trở nên dễ dàng. Các thông số sẽ được máy thiết lập một cách tự động. Việc của kĩ thuật viên chỉ là nhấn nút bắt đầu đo và đọc, lưu lại kết quả.

Chế độ auto OTDR

- Trong bài viết này sẽ tập trung vào phần thiết lập các tông số thủ công cho máy đo OTDR của EXFO. Thông số đầu tiên mà chúng ta cần thiết lập là lựa chọn loại sợi và bước sóng cần thiết để đo kiểm cho bài đo. Việc lựa chọn bước sóng sẽ tương ứng với các ứng dụng đo kiểm khác nhau nên công đoạn này là cần thiết và không nên bỏ qua.

Cài bước sóng

- Sau khi lựa chọn sợi và bước sóng đo kiểm, kĩ thuật viên nhấn vào nút “…” ở góc phải màn hình để thiết lập thêm thông số. Ở màn hình này, kĩ thuật viên có thể cài đặt chiều dài cuộn bù cho mục “Launch fiber length” và “Receive fiber length” (nếu có). Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào bài đo kĩ thuật viên sẽ cài đặt thêm khoảng cách của tuyến, thời gian thực hiện đo và một số cài đặt nâng cao khác.

Cài đặt cuộn bù

- Để thiết lập nhanh, một vài thông số như: khoảng cách tuyến, độ rộng xung, thời gian đo được đặt trực tiếp ngoài màn hình của bài đo OTDR. 

+ Cài đặt khoảng cách: Độ dài tuyến cáp cần đo (Distance) luôn chọn lớn hơn khoảng cách dự kiến đo bởi vì sợi quang thực tế luôn dài hơn chiều dài tuyến cáp do bị xoắn trong ruột cáp, cáp bị uốn lượn trên cột hoặc trong cống hoặc cáp cuộn dự phòng. Nên chọn khoảng cách dài hơn 20% khoảng cách thực tế để tối ưu kết quả đo.

+ Cài đặt độ rộng xung: Độ rộng xung ngắn thì độ phân giải cao, dải động thấp, vùng mù ngắn. Độ rộng xung dài thì độ phân giải thấp, dải động cao, vùng mù lớn.

+ Cài đặt thời gian: Bạn có thể cài đặt một khoảng thời gian đo kiểm cụ thể. Thời gian cài đặt trung bình càng lâu sẽ cung cấp một kết quả rõ ràng hơn.

Cài đặt độ phân giải, thời gian

- Sau khi thiết lập xong các thông số cơ bản này, kĩ thuật viên đo kiểm có thể bắt đầu thực hiện bài đo OTDR của mình.

Hướng dẫn chi tiết về cài đặt thông số OTDR

 

Thông tin liên hệ đặt hàng

Hotline: 0984.93.73.13

Địa chỉ: Tầng 5, toà nhà An Phát, lô B14-D21 KĐT mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội.

VP HCM: Số 1/45 đường Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP HCM

Email: hotro.thietbicapquang@gmail.com

Tham khảo thêm >>> Tìm hiểu về chức năng iOLM trên máy đo của EXFO

 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 4 đánh giá)

Top

   (0)